Hướng dẫn vệ sinh sau nâng mũi theo từng giai đoạn hồi phục  

Vệ sinh sau nâng mũi là một trong những lưu ý quan trọng trong chăm sóc hậu phẫu. Bạn có thể đến cơ sở thẩm mỹ để các nhân viên có kinh nghiệm hỗ trợ vệ sinh vết khâu hoặc tự thực hiện tại nhà theo hướng dẫn bên dưới. 

Đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị một số dụng cụ sau:

+ Tăm bông 

+ Nước muối sinh lý NaCl 0,9%

+ Dung dịch sát khuẩn Betadine

+ 2 chiếc bát nhỏ hoặc chén sạch

Ve Sinh Sau Nang Mui
Vệ sinh sau nâng mũi đúng cách giúp vết khâu nhanh lành, không để lại sẹo

Hướng dẫn vệ sinh sau nâng mũi trong tuần đầu tiên

Tuần đầu tiên sau phẫu thuật, vết thương ở mũi chưa liền hẳn, sẽ có hiện tượng sưng bầm hoặc chảy dịch. Do đó bạn cần vệ sinh sạch sẽ, tránh để dịch đóng vảy lại ở vết khâu gây nhiễm trùng. Tần suất vệ sinh vết khâu sẽ từ 3 – 4 lần/ngày.

Bước 1: Trước tiên, bạn cần rửa tay sạch sẽ. Cho nước muối sinh lý và betadine vào 2 bát nhỏ. 

Bước 2: Dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý, lau nhẹ nhàng toàn bộ vết khâu. Sau đó tiếp tục dùng tăm bông thấm vào dung dịch betadine sát khuẩn lại vết khâu. 

Bước 3: Dùng tăm bông thấm khô vết khâu một cách thật nhẹ nhàng. 

>> Để dễ dàng hình dung hơn, bạn có thể xem video hướng dẫn bên dưới:

Trong thời gian này cần tránh để vết khâu tiếp xúc trực tiếp với nước. Do đó nếu muốn rửa mặt hay vệ sinh các vị trí khác trên gương mặt, bạn có thể dùng bông tẩy trang, bông y tế thấm một lượng nước vừa đủ để lau, vệ sinh nhẹ nhàng. 

Cách vệ sinh sau nâng mũi khi đã cắt chỉ 

Sau khoảng 7 ngày, vết khâu đã lành lại và bạn có thể cắt chỉ. Dù vậy, bạn cũng không nên lơ là trong khâu vệ sinh và chăm sóc vết mổ bởi dáng mũi vẫn cần thêm 1 – 2 tuần để ổn định hoàn toàn và ôm form tự nhiên. 

Khoảng thời gian sau khi cắt chỉ, bạn nên vệ sinh vết mổ bằng nước muối sinh lý, nhất là sau mỗi lần ra ngoài, tiếp xúc với nhiều khói bụi. Cách vệ sinh rất đơn giản: Dùng tăm bông thấm vào nước muối sinh lý và lau nhẹ nhàng xung quanh vết mổ. Đối với những vùng khác trên mặt, bạn dùng khăn bông mềm để lau. 

Thoa kem chống sẹo sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vết mổ để vết mổ không để lại sẹo xấu và nhanh chóng mờ đi. 

>> Mời bạn xem thêm bài viết: Nâng mũi kiêng ăn gì? 7 loại thực phẩm “cấm kỵ” sau phẫu thuật

Vệ sinh vết mổ khi có dấu hiệu nhiễm trùng

Khi vết mổ có dấu hiệu sưng tấy, chảy dịch, mưng mủ, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời, tránh để vết mổ nhiễm trùng nặng hơn. Không tự ý điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian hoặc tự ý dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. 

Trên đây là một số thông tin giúp bạn nắm rõ cách vệ sinh sau nâng mũi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngại liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể và miễn phí.

Thẩm mỹ Như Hoa – Bác sĩ Tống Hải

Địa chỉ: Số 24 Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội

Hotline: 0974.06.2222

Đừng quên like và chia sẻ bài viết này cho bạn bè, người thân nếu bạn cảm thấy nó hữu ích.
 

KÊNH LIÊN LẠC VỚI BÁC SĨ TỐNG HẢI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *