Sau phẫu thuật nâng ngực nhiều trường hợp chị em bị co thắt bao xơ túi ngực. Vậy biểu hiện của bao xơ là gì va những biện pháp phòng tránh những trường hợp này như thế nào? Hãy cùng bài viết sau đây của chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Bao xơ là gì?
Co thắt bao xơ túi ngực là hiện tượng ngực bị cứng, chính xác là phần vỏ xơ cứng xuất hiện xung quanh túi đặt ngực sau khoảng thời gian phẫu thuật. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi vật lạ được cấy ghép vào cơ thể. Biến chứng này khá nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Nguyên nhân gây co thắt bao xơ
Khi túi độn được đưa vào, như một phản ứng tự nhiên, cơ thể sẽ hình thành một lớp mô bao quanh nó, lớp mô này được biết đến là bao xơ, đôi khi được gọi là mô sẹo mặc dù nó không chính xác là một vết sẹo. Trong hầu hết các trường hợp, bao xơ không gây biến chứng gì, nhưng cũng có trường hợp nó co lại, ép và thắt chặt vào túi độn. Thông thường tình trạng nhiễm trùng là do bao xơ co lại. Nhưng trong một số trường hợp, nhiễm trùng không gây ra bất kỳ triệu chứng gì ngoài co thắt bao xơ. Và thậm chí chỉ viêm nhiễm nhỏ ở vùng quanh ngực trong quá trình phẫu thuật cũng có thể dẫn đến tình trạng co thắt bao xơ sau đó.
Việc đặt túi ngực cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng co thắt bao xơ nhiều hay ít. Túi độn được đặt trên cơ có nguy cơ co thắt nhiều hơn so với đặt dưới cơ. Nếu túi ngực được đưa vào thông qua đường rạch quanh quầng ngực thì có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn.
Về cơ bản, nguyên nhân hình thành co thắt bao xơ khá đa dạng, không rõ ràng, nhưng chủ yếu vẫn là do:
– Cơ thể không thích ứng với các loại túi độn kém chất lượng, có nguồn gốc không rõ ràng.
– Tụ máu ở khoang ngực.
– Do thực hiện vô trùng không cẩn thận, cầm máu không tốt, tạo khoang đặt túi quá lỏng hoặc quá chặt,…
– Vật lạ có trong khoang đặt túi: bột găng tay, xơ chỉ từ miếng gạc,… hoặc vùng ngực bị va đập mạnh.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Quá trình có thai và cho con bú, sau xạ trị, cơ địa rối loạn miễn dịch…
Dấu hiệu của co thắt bao xơ
Biểu hiện của bao xơ gồm những dấu hiệu sau:
Khi bao xơ co lại quanh túi độn, nó sẽ co thắt và bóp chặt vào nó, làm cho ngực cảm thấy cứng khi sờ vào. Nếu tình trạng này tiếp diễn, ngực cũng có thể sẽ bị biến dạng. Thường sẽ mất một thời gian tình trạng này mới phát triển và nhìn thấy các triệu chứng. Có 4 giai đoạn co thắt bao xơ.
- Giai đoạn đầu có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào thực hiện phẫu thuật nâng ngực, ngực cho cảm giác mềm mại và trông bình thường.
- Ở giai đoạn thứ hai, ngực trở nên cúng hơn nhưng vẫn không nhận thấy bất kỳ thay đổi nào ở giai đoạn này.
- Vào giai đoạn thứ 3, ngực sẽ bắt đầu trông rất méo méo. Ngực có thể ở hình dạng rất tròn hoặc trông khác so với hình dáng ngực tự nhiên. Trong một số trường hợp, ngực có thể ở sai vị trí. Ví dụ, tình trạng co thắt có thể khiến túi độn ngồi rất cao trên ngực. Ở giai đoạn 3, ngực sẽ cảm thấy rất cứng khi chạm vào.
- Giai đoạn 4 và giai đoạn cuối cùng, ngực rất cừng và hình dáng mẹo mó hoàn toàn. Tại thời điểm này, cùng với những thay đổi về diện mạo bên ngoài và ngực bị cứng, bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy rất đau hoặc khó chịu đặc biệt là khi chạm vào ngực.
Cách khắc phục khi bị bao xơ
Khi bạn nhận thấy biểu hiện của bao xơ sau khi nâng ngực thì phương pháp điều trị điển hình là gỡ bỏ hoặc thay thế túi ngực. Quá trình phẫu thuật để thay thế túi độn ngực thường rất nhanh, chỉ chưa đến 2 giờ. Ngoài ra, quá trình hồi phục cũng dễ dàng hơn so với quy trình phẫu thuật nâng ngực ban đầu. Tùy vào giai đoạn bệnh của bạn mà có thể được đề nghị gỡ bỏ hoàn toàn túi độn và chờ để thay thế cặp túi mới. Việc trì hoãn đặt túi ngực mới sẽ cho cơ thể thời gian để hồi phục và giảm nguy cơ tái phát lại tình trạng co thắt bao xơ với túi độn mới.
Làm sao để tránh bao xơ khi nâng ngực?
Đối với bác sĩ được đào tạo bài bản về kỹ thuật, chuyên môn họ đã có sự hiểu biết về những lý do xảy ra co thắt bao xơ, vì thế nhiều biện pháp được dùng để làm giảm đáng kể nguy cơ trên sau khi phẫu thuật vòng 1, cụ thể như:
– Vị trí đặt túi ngực: Đặt túi dưới cơ được coi là vị trí được ưu thích nhất, vừa bảo toàn khả năng làm mẹ, làm vợ, vừa thường xuyên được massage khi cơ ngực lớn vận động do sự cử động của cánh tay. Vì thế, làm giảm đáng kể hiện tượng co thắt bao xơ.
– Chọn túi ngực: Chọn túi ngực gel có bề mặt xốp (túi Polytech) bởi nó có khả năng hút chất dịch vào trong bề mặt của túi, như vậy sẽ không hình thành một lớp màng cứng bao bọc quanh túi nâng ngực. Nếu như chất liệu túi ngực bề mặt trơn có tỉ lệ co thắt bao xơ là khoảng 5-7%, bề mặt xốp chỉ khoảng 0,5%.
– Thực hiện quy trình nâng ngực an toàn: Từ khâu thăm khám, kiểm tra sức khỏe, tiến hành phẫu thuật trong phòng mổ vô trùng tuyệt đối,… đều phải đảm bảo đúng theo quy định của Bộ Y tế.
– Tay nghề bác sĩ phẫu thuật: Có sự am hiểu tường tận về cấu trúc giải phẫu của ngực và bề dày kinh nghiệm để tiến hành bóc tách khoang đặt túi chuẩn xác, không chặt cũng không quá rộng. Việc cầm máu, vô trùng tốt (túi độn, dụng cụ mổ,…)… trong ca phẫu thuật cũng là biện pháp để tránh bao xơ.
Như vậy, quan trọng nhất là chị em phải tìm hiểu và lựa chọn cho mình bệnh viện thẩm mỹ uy tín, đạt tiểu chuẩn của bộ y tế có đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ ekip bác sĩ phẫu thuật chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, túi độn gel xốp đạt chuẩn, được bảo hành vĩnh viễn.
Nếu bạn còn thắc mắc gì về tình trạng bao xơ sau khi phẫu thuật nâng ngực hoặc cần tư vấn về các dịch vụ thẩm mỹ, vui lòng liên hệ số hotline: 0974 062 222 để được bác sĩ tư vấn và giải đáp.
Để được tư vấn miễn phí, Quý khách vui lòng để lại câu hỏi và thông tin dưới bình luận hoặc hộp thoại chat trên website. Hoặc gọi vào số Hotline: 0974 062 222 của Thẩm mỹ Như Hoa để chúng tôi được đồng hành cùng bạn nhé.Mọi thông tin cũng như thắc mắc các bạn có thể liên hệ chúng tôi.
KÊNH LIÊN LẠC VỚI BÁC SĨ TỐNG HẢI
Trò chuyện với bác sĩ Tống Hải
Zalo bác sĩ Tống Hải
Facebook bác sĩ Tống Hải
Gọi cho bác sĩ Tống Hải