Răng hô là trường hợp răng bị sai khớp cắn phổ biến ở nước ta. Người bị hô răng thường cảm thấy tự ti về ngoại hình và gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần nhận biết được tình trạng răng của mình hô nhẹ hay hô nặng để có phương án điều trị thích hợp. Đối với trường hợp răng hơi hô dù không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng cũng làm cho khuôn mặt bạn trở nên kém duyên, kém hoàn hảo. Dưới đây là một số cách hiệu quả giúp bạn giải quyết tình trạng răng hô nhẹ của mình.
Răng hô nhẹ là như thế nào?
Răng hô nhẹ là răng không mọc theo phương thẳng đứng, mà đưa về phía trước ở mức độ nhẹ, phải quan sát kĩ mới phát hiện được. Để nhận biết trường hợp hô nhẹ thì nhìn theo hướng nghiêng sẽ lộ ra điểm không cân xứng là hướng của răng bị chìa và nhô ra ngoài.
Nhiều trường hợp răng hơi hô nên bệnh nhân không hề biết do không quá lộ, muốn xác định răng có bị hô hay không, bạn nên đến gặp nha sĩ để khám trực tiếp và có xác định chính xác. Trường hợp này nếu không điều trị sớm thì răng sẽ bị chìa và nhô ra nhiều hơn. Vì thế, dù bị hô nhẹ hay hô nặng bạn cũng cần đến phòng khám nha khoa để khắc phục ngay.
Để giúp khách hàng có được đầy đủ kiến thức và đỡ tốn thời gian tìm kiếm, chúng tôi đã tổng hợp 1 bài viết chi tiết về RĂNG HÔ VẨU, bạn xem nhé!!!
Cách nhận biết
Để nhận biết dấu hiệu hô (nhìn bên ngoài) là bạn sẽ thấy nét mặt nhìn nghiêng của mình nhô ra ngoài. Góc độ nhô được xác định bởi đường thẳng nối điểm trước nhất của trán, đến điểm ngay dưới chân mũi và đường thẳng nối điểm ngay dưới chân mũi đến điểm trước nhất của cằm.
Ngoài ra bạn có thể nhận biết độ nhô của khuôn miệng qua đường thẩm mỹ E và đường thẩm mỹ S, cụ thể là:
Đường thẩm mỹ S:
Nhìn từ điểm giữa cánh mũi đến điểm nhô nhất của cằm, lý tưởng nhất là điểm nhô của môi trên và môi dưới đều chạm đường S. Ở trường hợp hô, môi trên và môi dưới nằm trước đường này nên nét mặt nhìn nghiêng nhô.
Đường thẩm mỹ E:
Là đi từ đỉnh mũi đến điểm trước nhất của cằm, bình thường môi trên nằm sau đường này khoảng 4mm, môi dưới nằm sau khoảng 2mm. Ở người Việt Nam, môi trên thường nằm sau đường E khoảng 1mm, môi dưới thường nằm trước đường E khoảng 1mm. Trường hợp răng bên trong thì răng hàm trên ở ngoài răng hàm dưới nhưng thử cảm nhận rìa cắn răng cửa hàm dưới có chạm vào khoảng 1/3 mặt trong của thân răng cửa hàm trên không (tính từ rìa cắn đến viền nướu răng cửa hàm trên). Nếu chạm cao hơn hoặc chạm hẳn vào nướu mặt trong răng cửa hàm trên thì là bị hô.
Cách khắc phục răng hô nhẹ
Nguyên nhân răng hô nhẹ là do xương hàm hoặc răng hoặc cả răng và xương hàm mọc không đúng trên cung răng.
Đối với trường hợp răng hô thì tùy từng trường hợp và mức độ cụ thể mà có thể áp dụng một trong các cách khắc phục như sau:
- Mài răng hô nhẹ:
Đây là cách điều trị nhanh chóng nhất trong các phương pháp chữa răng hô nhẹ. Bác sĩ sẽ mài đi một ít răng để giảm mức độ chìa ra của răng, đồng thời không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc răng. Tuy nhiên, phần men bị mài này chỉ được phép khoảng 0,3 – 0.6 mm, bởi nếu mài nhiều, răng sẽ bị ê buốt về sau và dễ bị kích thích khi ăn uống thực phẩm quá nóng hoặc lạnh. Do đó, bác sĩ thực hiện cần có kỹ thuật tay nghề tốt để tránh gây những hệ lụy về sau cho sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.
- Niềng răng chỉnh nha:
Là phương pháp sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài hoặc các khay niềng để tạo lực kéo những chiếc răng bị hô lui vào trong, tạo ra tỉ lệ cân đối, chuẩn khớp cắn cho hàm răng.
Phương pháp này vừa hiệu quả về mặt thẩm mỹ, chức năng ăn nhai vừa bảo tồn tối đa răng thật. Tuy nhiên, nhược điểm của niềng răng là cần thời gian dài để kéo răng từ 1,5 – 2 năm.
- Bọc răng sứ:
Là phương pháp mài những chiếc răng cửa hô nhẹ, để bọc lại cho thân răng sứ không còn chìa ra ngoài. Với phương pháp này răng sứ sau khi bọc sẽ cho hiệu quả thẩm mỹ và chức năng ăn nhai giống như răng thật và chỉ kém răng thật về chức năng sinh lý nhưng mang lại hiệu quả nhanh chóng chỉ sau khoảng 2 lần hẹn với bác sĩ. Tuy biện pháp này hiệu quả nhưng lại cần mài răng để làm trụ, trong trường hợp thực hiện không đúng sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Vì thế, nếu bạn có nhu cầu bọc sứ nên lựa chọn địa chỉ làm răng uy tín để có được kết quả tốt nhất và an toàn nhất.
Mặc dù, có rất nhiều phương pháp giúp bạn cải thiện tình trạng răng hô của mình. Tuy nhiên, bạn nên có sự tư vấn chính xác từ bác sĩ và cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi chọn cho mình một phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Trên đây là những cách khắc phục tình trạng hô răng nhẹ, còn đối với trường hợp hô nặng thì như thế nào? Bạn có thể tham khảo ở bài viết tiếp theo!
Để được tư vấn miễn phí, Quý khách vui lòng để lại câu hỏi và thông tin dưới bình luận hoặc hộp thoại chat trên website. Hoặc gọi vào số Hotline: 0974 062 222 của Thẩm mỹ Như Hoa để chúng tôi được đồng hành cùng bạn nhé.Mọi thông tin cũng như thắc mắc các bạn có thể liên hệ chúng tôi.
KÊNH LIÊN LẠC VỚI BÁC SĨ TỐNG HẢI
Trò chuyện với bác sĩ Tống Hải
Zalo bác sĩ Tống Hải
Facebook bác sĩ Tống Hải
Gọi cho bác sĩ Tống Hải