Những điều bạn cần biết trước khi quyết định nâng mũi thẩm mỹ

Một khuôn mặt với đường nét hài hòa cùng chiếc mũi cao tôn thêm nét thanh thoát là chuẩn mực của vẻ đẹp mà bất kỳ ai khi nhìn vào cũng say đắm. Vì vậy ngày càng có nhiều người tìm đến nâng mũi thẩm mỹ để có mũi cao Tây rõ nét và chuẩn phong thủy, tướng số.

Đừng để thẩm mỹ nâng mũi trở thành quyết định sai lầm vì không biết những điều này?

Vậy phẫu thuật nâng mũi thẩm mỹ là gì? Lý do khiến nhiều người chọn nâng mũi thẩm mỹ để có vẻ ngoài và cuộc sống tích cực hơn? Chúng ta hãy tìm hiểu rõ hơn về một trong những phương pháp làm đẹp được quan tâm nhất hiện nay trong bài viết dưới đây nhé!

Ý nghĩa của chiếc mũi đẹp – cao – thẳng trong tướng số và cuộc sống

Trong quan niệm của người phương Đông, mũi là đại diện cho cung Tài Bạch, biểu hiện cho tiền tài, của cải, danh vọng. Vì vậy người có mũi cao thẳng, lỗ mũi và cánh mũi vừa phải, không khuyết điểm, kích thước mũi phù hợp với tỷ lệ khuôn mặt và các bộ phận khác thường có cuộc sống  giàu sang, phú quý, an nhàn. 

Tuy nhiên 99% người phương Đông, trong đó có Việt Nam lại sở hữu chiếc mũi kém xinh với sóng thấp, đầu mũi ngắn và cánh mũi to thô. Nếu so chiếu với quan niệm về tử vi tướng số thì đây là điểm xấu, vừa làm giảm nét thanh tú trên khuôn mặt, vừa khiến tiền tài hao hụt, công danh sự nghiệp không hanh thông. 

Chính vì vậy, sở hữu chiếc mũi mũi đẹp đã trở thành mong ước của hàng triệu người. Và nâng mũi thẩm mỹ là cách mà họ lựa chọn để có ngoại hình hoàn hảo và cuộc sống tươi đẹp hơn.

Phương pháp nâng mũi thẩm mỹ là gì? Mục đích của việc nâng mũi

Phẫu thuật nâng mũi là dịch vụ HOT trong lĩnh vực thẩm mỹ, thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng và trở thành dịch vụ “hút khách” của các bệnh viện, thẩm mỹ viện. 

Về khái niệm phẫu thuật nâng mũi, có thể hiểu một cách đơn giản là giải pháp thẩm mỹ can thiệp bằng dao kéo đến vùng mũi, nhằm chỉnh sửa toàn bộ hoặc một phần các khuyết điểm như mũi thấp tẹt, mũi to thô, mũi bị biến dạng, tổn thương do ngoại lực mạnh,…. 

Nâng mũi có thể được thực hiện vì lý do y tế như cải thiện các vấn đề về hô hấp liên quan đến mũi hoặc chỉnh sửa các biến dạng do chấn thương hoặc dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra, một số người quyết định nâng mũi vì lý do thẩm mỹ để thay đổi hình dáng và diện mạo mũi, lấy lại sự tự tin và niềm vui trong cuộc sống. 

Những trường hợp NÊNKHÔNG NÊN tiến hành nâng mũi thẩm mỹ

Theo các chuyên gia thẩm mỹ, phương pháp nâng mũi có thể áp dụng hoặc không nên áp dụng cho các trường hợp: 

Trường hợp NÊN phẫu thuật nâng mũi:

  • Mũi thấp tẹt, mũi gồ, đầu mũi ngắn, cánh mũi to thô, lỗ mũi hếch, lệch vách ngăn.
  • Trường hợp mũi lệch vẹo, biến dạng do chấn thương, tai nạn khiến hình dáng và chức năng của mũi bị ảnh hưởng, cần phục hồi lại. 
  • Trường hợp làm mũi hỏng, mũi bị lộ sóng, bóng đỏ, tụt sụn, lệch vẹo,… có nhu cầu tái phẫu thuật nâng mũi.
  • Khách hàng đã nâng mũi xong nhưng chưa thực sự hài lòng. 
  • Khách hàng làm mũi thẩm mỹ với mong muốn thay đổi ngoại hình và tướng số, vận mệnh. 
  • Nam nữ 18 tuổi trở lên

Trường hợp được khuyến cáo KHÔNG NÊN nâng mũi thẩm mỹ:

  • Trẻ em dưới 18 tuổi: Vì ở độ tuổi dưới 18, cấu tạo cơ thể đang trong giai đoạn phát triển, sức đề kháng chưa cao. 
  • Phụ nữ có thai, đang cho con bú, sau sinh con trên 6 tháng cũng không nên nâng mũi vì sau khi phẫu thuật, bạn sẽ cần sử dụng một số loại thuốc kháng sinh và điều này có thể ảnh hưởng đến trẻ. 
  • Người có tiền sử bệnh tim mạch, thần kinh, cao huyết áp, máu khó đông… 

2 phương pháp phẫu thuật nâng mũi phổ biến hiện nay, so sánh ưu – nhược điểm

Phương pháp 1: Nâng mũi truyền thống

Nâng mũi truyền thống là phương pháp chỉ nâng cao sóng mũi, không giải quyết được các khuyết điểm khác trên đầu mũi, cánh mũi, khiến mũi không đạt được vẻ đẹp tự nhiên và tính thẩm mỹ tối đa. 

Cần lưu ý rằng phương pháp này thường sử dụng sụn nhân tạo nguyên cây khiến mũi có cảm giác bị thô cứng, kém thanh mảnh, đồng thời làm tăng khả năng dị ứng, đào thải. Ngoài ra, do đầu mũi không được bảo vệ nên khi nâng mũi truyền thống bạn có thể  gặp phải tình đầu mũi sưng đỏ, nặng nề hơn là khối sụn nhân tạo đâm thủng da đầu mũi. 

Phương pháp 2: nâng mũi cấu trúc

Nâng mũi cấu trúc là phương pháp tái tạo hình dáng mũi hiện đại, an toàn nhất hiện nay. Với nâng mũi cấu trúc, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật chỉnh hình toàn diện cấu trúc mũi, bao gồm thu gọn xương mũi bè, cắt cánh mũi, nâng sống mũi, bao bọc bảo vệ đầu mũi bằng sụn tự thân…, mang lại kết quả thẩm mỹ hoàn hảo, thời gian tồn tại lâu bền.

Để hiểu rõ hơn về phẫu thuật nâng mũi, mời bạn tham khảo bảng so sánh ưu – nhược điểm của nâng mũi truyền thống và nâng mũi cấu trúc dưới đây: 

NÂNG MŨI TRUYỀN THỐNG

NÂNG MŨI CẪU TRÚC

Phạm vi tác động Chỉ tác động vào sóng mũi nhằm cải thiện độ cao Tác động toàn bộ cấu trúc mũi, từ sóng mũi, đầu mũi đến cánh mũi
Chất liệu sụn Sử dụng sụn nhân tạo  Sử dụng sụn tự thân (sụn vách ngăn, vành tai, sụn sườn) kết hợp sụn mềm nhân tạo của Hàn Quốc, Mỹ
Đối tượng  Mũi tương đối đẹp, chỉ cần cải thiện độ cao của sóng mũi; đầu mũi, cánh mũi gần như không có khuyết điểm.   – Mũi thấp, tẹt, ngắn, hếch; mũi bị chấn thương hoặc bị biến dạng nghiêm trọng do tai nạn.

 – Khách hàng có nhu cầu phẫu thuật nâng mũi cấu trúc.

 – Mũi bị co rút, biến dạng do thực hiện nhiều ca phẫu thuật nâng mũi trước đó.

Tính thẩm mỹ Sóng mũi cao hơn nhưng đầu mũi vẫn ngắn, hếch, cánh mũi bè, lỗ mũi to.  Mũi đẹp tự nhiên và toàn diện, sóng mũi cao thẳng, đầu mũi thon gọn, lỗ mũi hình hạt chanh.
Biến chứng  Khả năng bị bóng đỏ, lộ sóng, tụt sóng hoặc bị đào thải sau một thời gian Mũi đẹp tự nhiên và không xuất hiện biến chứng theo thời gian
Độ bền Hiệu quả duy trì ngắn hạn, có thể phải làm lại nếu xuất hiện biến chứng Hiệu quả lâu dài, thời gian sử dụng vĩnh viễn nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, lựa chọn chất liệu sun chất lượng.

3 loại sụn nhân tạo được sử dụng phổ biến nhất trong nâng mũi thẩm mỹ

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sụn sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi. Tuy nhiên được ưa chuộng hơn cả vẫn là các sản phẩm sụn mũi nhân tạo đến từ Hàn Quốc và Mỹ – hai quốc gia có nền phẫu thuật thẩm mỹ phát triển vượt bậc trên thế giới. 

Dưới đây, thẩm mỹ viện Như Hoa xin giới thiệu đến bạn 3 loại sụn nhân tạo đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam: 

Sụn Hàn Quốc Sụn Mỹ Sụn Pureform
Xuất xứ Hàn Quốc Mỹ Mỹ
Màu sắc, form dáng Màu trắng, có sẵn nhiều form dáng  Màu trắng, màu hồng, màu da; form dáng đa dạng Màu trắng, màu hồng, màu da, nhiều form dáng có sẵn để lựa chọn
Đối tượng phù hợp Mũi tương đối đẹp, có ít khuyết điểm  Mũi thấp tẹt, mũi gồ, đầu mũi hếch, da mũi mỏng, cánh mũi to thô

Trường hợp đã nâng mũi nhưng kết quả không như ý muốn, hoặc muốn cải thiện chức năng, hình dáng mũi. 

Mũi có nhiều khuyết điểm như đầu mũi ngắn hếch, sống mũi thấp, gồ, cánh mũi to bè, da mũi mỏng,… 

Trường hợp phẫu thuật mũi bị hỏng, mũi biến dạng sau tai nạn, chấn thương cần phục hồi hình dáng và chức năng.

Đặc điểm  Sụn được sản xuất và đóng gói riêng, chất liệu tương đối mềm dẻo, dễ cắt gọt và tạo hình. Chất liệu sụn an toàn với cơ thể.  Sụn được đóng gói trong túi vô trùng, có đặc điểm mềm dẻo, độ đàn hồi cao, dễ xoắn vặn nhiều vòng, độ dính tự nhiên. 

Form dày, dễ cắt gọt giúp linh hoạt trong việc tạo hình dáng mũi. 

An toàn, tương hợp sinh học cao, không gây dị ứng. 

Loại sụn sinh học cao cấp nhất thế giới, được làm 100% từ ePTFE và có cấu tạo gần như sụn tự thân, tương thích với cơ thể đến hơn 95%. 

Thiết kế đặc biệt giúp sụn tự ôm và uốn cong theo cấu trúc mũi giúp giữ vững hình dáng, giảm dịch chuyển, giảm khả năng lộ sóng mũi.

Sụn Pureform khá cứng chắc, khó cắt gọt, không thể kéo dãn hay vặn xoắn như sụn Hàn Quốc và sụn Mỹ.

6 bước không thể thiếu trong quy trình nâng mũi thẩm mỹ

Bước 1:  Thăm khám, tư vấn 

Bác sĩ trực tiếp tư vấn và thăm khám cho khách hàng để đưa ra phương pháp tốt nhất.

Đầu tiên, bạn cần đặt lịch hẹn với bác sĩ đánh giá cấu trúc mũi và các đặc điểm khác trên khuôn mặt bạn, đồng thời lắng nghe kỳ vọng của bạn và chốt kế hoạch phẫu thuật nâng mũi. 

Bước 2: Xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe

Mục đích của việc xét nghiệm, kiểm tra tổng quát là đảm bảo bạn đủ điều kiện sức khỏe để tiến hành phẫu thuật một cách an toàn, thành công. 

Bước 3: Gọt sụn tạo dáng mũi trong phòng mổ vô khuẩn

Gọt và tạo hình sụn mũi là khâu vô cùng quan trọng trong phẫu thuật nâng mũi. Theo bác sĩ Tống Hải (Thẩm mỹ viện Như Hoa), gọt sụn là công việc đòi hỏi bác sĩ phải có con mắt thẩm mỹ và kinh nghiệm phong phú, chuyên môn vững vàng.

Cụ thể khi gọt sụn, bác sĩ phải tính toán được độ co giãn và đàn hồi của da mũi cũng như cấu trúc mũi ban đầu của khách hàng, đảm bảo mũi sau khi nâng cao, đẹp và sử dụng lâu dài mà không bị lệch vẹo, lộ sóng, bóng đỏ. 

Bước 4: Thực hiện phẫu thuật nâng mũi

Sau khi đã gọt chỉnh và tạo nên chiếc sụn mũi hoàn hảo cho khách hàng, bác sĩ sẽ bôi thuốc sát khuẩn nhằm phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. Tất nhiên không thể thiếu bước gây tê để bạn không cảm thấy bất kì sự đau đớn nào trong suốt quá trình nâng mũi.

Tiếp đó bác sĩ sẽ thực hiện các vết cắt bên trong lỗ mũi. Trong trường hợp khó hơn, bác sĩ phải thực hiện các vết cắt trên nền mũi, sau đó định hình lại xương bên trong và sụn để tạo ra vẻ ngoài bắt mắt hơn cho chiếc mũi. 

Bước 5: Chăm sóc hậu phẫu

Kết thúc phẫu thuật, bạn sẽ được đưa đến phòng chăm sóc hậu phẫu để nghỉ ngơi. Thường thì với các ca phẫu thuật nâng mũi, bạn không cần ở lại qua đêm tại bệnh viện hoặc thẩm mỹ viện mà có thể về nhà và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Bước 6: Tái khám định kỳ

Bước cuối cùng là tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Viêc tái khám sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng của mũi sau khi nâng, phát hiện và xử lý kịp thời những dấu hiệu bất thường. 

Cảnh báo 5 biến chứng có thể xảy ra nếu nâng mũi sai kỹ thuật 

Nâng mũi được xem là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ hiện đại và an toàn. Tuy nhiên trên thực tế, nâng mũi cũng có thể dẫn đến một số biến chứng không mong muốn nếu bạn trao nhầm niềm tin, sức khỏe và sắc đẹp cho những cơ sở thẩm mỹ thiếu uy tín. 

Thực hiện nâng mũi sai kỹ thuật bởi bác sĩ thiếu kinh nghiệm hay sử dụng chất liệu sụn kém chất lượng sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm sau:

  • Mũi sưng đau lâu ngày

Đối với hầu hết các ca phẫu thuật nâng mũi thẩm mỹ, thời gian hồi phục thường kéo dài khoảng 7 – 10 ngày (có thể dài hơn hoặc ngắn hơn tùy cơ địa, thể trạng của từng người). Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật nên tình trạng sưng đau kéo dài. Khi đó, bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, tìm ra nguyên nhân, từ đó có phương án điều trị thích hợp. 

  • Nguy cơ dị ứng mũi do sử dụng sụn nhân tạo đối với các trường hợp nâng mũi truyền thống

Với công nghệ nâng mũi truyền thống sử dụng sụn nhân tạo có tính tương hợp sinh học chưa cao, dễ bị cơ thể đào thải hoặc gây ra tình trạng dị ứng mũi, mũi sưng đỏ, viêm tấy, đau nhức,… 

Trường hợp này, bạn cần tháo bỏ sụn cũ, vệ sinh sạch sẽ toàn bộ khoang mũi, kết hợp sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm sưng, giảm phù nề. Sau một thời gian, khi mũi đã ổn định trở lại, bác sĩ sẽ giúp bạn làm lại một chiếc mũi khác bền đẹp và ưng ý hơn. 

  • Mũi lệch vẹo sau khi nâng

Đây là biến chứng thường gặp nhất sau nâng mũi. Nguyên nhân có thể do trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ thẩm mỹ đã đặt sóng mũi chưa đúng vị trí, hoặc tạo hình sụn không ôm hết sóng mũi, hoặc không cố định mũi một cách chắc chắn dẫn đến hiện tượng vách ngăn hay sụn mũi bị lệch vẹo sang một bên. 

Giải pháp trong trường hợp này chính là tháo bỏ sụn và làm lại một chiếc mũi mới theo đúng kỹ thuật, quy trình. 

  • Mũi bị lộ sóng, đầu mũi bóng đỏ

Nguyên nhân xảy ra biến chứng này là do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật hoặc sử dụng chất liệu sụn kém chất lượng. Lúc này, bạn bắt buộc phải tháo sụn mũi ra, chờ mũi ổn định trở lại, tạo hình sụn khác để tái phẫu thuật nâng mũi, riêng đầu mũi cần được bọc sụn tự thân hoặc megaderm để tránh tình trạng bóng đỏ, thủng da đầu mũi. 

  • Thủng da đầu mũi, lòi sụn 
Những dấu hiệu nâng mũi hỏng phổ biến hiện nay

Đây là biến chứng hiếm gặp sau khi nâng mũi, thường xảy ra do bác sĩ đặt sụn quá cao, kích thước sụn quá lớn và không được cắt gọt phù hợp,… Cũng có trường hợp khách hàng bị thủng da đầu mũi, lòi sụn là do sử dụng chất liệu sụn quá cứng, không ôm sát dáng mũi và gồ ghề khiến lớp da mũi dần bị bào mòn, từ đó, dẫn đến tình trạng sụn đâm thủng da đầu mũi và lộ 1 phần ra ngoài.

Thủng da đầu mũi, lòi sụn mũi ra ngoài được xem là biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Tình trạng này không được giải quyết sớm và triệt để sẽ khiến mũi có nguy cơ biến dạng, hoại tử,… 

Lời khuyên của chuyên gia thẩm mỹ trong trường hợp này là lập tức lấy sụn mũi ra ngoài, khâu vết thủng. Đồng thời, bơm mỡ tự thân vào mũi để rút ngắn thời gian lành thương, đợi mũi ổn định rồi tái phẫu thuật nâng mũi. 

Hướng dẫn chăm sóc tại nhà sau khi làm mũi

Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ được băng nẹp định hình mũi để cố định mũi. Ở những ngày đầu tiên, bạn có thể bị sưng hoặc thấy xuất hiện vài vết bầm xung quanh mắt. Tuy nhiên, những biểu hiện đó sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày. 

Ngoài ra, bạn cần chăm sóc hồi phục sau phẫu thuật một cách thận trọng để tránh gây ảnh hưởng đến mũi, giúp mũi nhanh lành thương và ổn định trở lại bằng cách: 

  • Tuân thủ theo kê đơn của bác sĩ gồm thuốc uống và thuốc bôi.
  • Giữ vết thương ở trạng thái khô, chỉ lau mặt khăn ướt.
  • Vệ sinh vết khâu bằng nước muối sinh lí, không được rửa mặt bằng nước.
  • Trong suốt 48 – 72 giờ đầu, nên nằm cao 45 độ và chườm đá lạnh giảm sưng nề.
  • Nằm đầu cao tuyệt đối, nằm thẳng, không nằm nghiêng.
  • Kiêng đồ nếp, thịt bò, rau muống, đồ hải sản trong 2 – 4 tuần đầu sau nâng mũi.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về phẫu thuật mũi thẩm mỹ. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về nâng mũi – loại hình thẩm mỹ đang được ưa chuộng và phổ biến hiện nay.

Đừng quên like và chia sẻ bài viết này cho bạn bè, người thân nếu bạn cảm thấy nó hữu ích.
 

KÊNH LIÊN LẠC VỚI BÁC SĨ TỐNG HẢI

Đừng quên like và chia sẻ bài viết này cho bạn bè, người thân nếu bạn cảm thấy nó hữu ích.
 

KÊNH LIÊN LẠC VỚI BÁC SĨ TỐNG HẢI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *