Nâng mũi bằng sụn sườn có bị teo lại theo thời gian không? 

Em đang tìm hiểu về nâng mũi bằng sụn sườn. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em sụn sườn được lấy từ vị trí nào trên cơ thể không ạ? Sử dụng sụn sườn để nâng mũi liệu có bị teo đi hay co ngót sau phẫu thuật không. Em cảm ơn bác sĩ! (Trâm Anh – Hà Nội)

Trả lời: 

Cảm ơn câu hỏi thú vị của bạn Trâm Anh. Thạc sĩ – Bác sĩ Tống Hải sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này nhé!

Sụn sườn được lấy từ vị trí nào trên cơ thể?

Có nhiều bạn khi được tư vấn nâng mũi bằng sụn tự thân, cụ thể ở đây là sụn sườn, thắc mắc rằng sụn sườn được lấy từ đâu và có đặc điểm gì mà lại được lựa chọn để nâng mũi. 

Hiện nay có 2 nguồn sụn sườn dùng trong nâng mũi: đó là sụn tự thân được lấy ra từ chính cơ thể bạn. Bác sĩ sẽ lấy sụn số 6 hoặc 7 ở vùng bên phải. Đây phần sụn mềm, đặc tính thẳng nhưng vẫn có độ cong tự nhiên nên dễ dàng điều chỉnh hình dáng, thường được dùng để nâng cao sống mũi hoặc kéo dài đầu mũi, dựng trụ mũi.

Sụn sườn được lấy từ vị trí xương sườn số 6 hoặc 7 

Sụn sườn  tự thân có độ an toàn cao và khả năng tương thích sinh học gần như tuyệt đối. Khi đưa vào cơ thể, sụn sườn sẽ nhanh chóng kết nối, dính chắc với các tổ chức xung quanh. Đặc biệt, sử dụng sụn sườn để nâng mũi không gây hiện tượng dị ứng vật liệu độn hoặc kích ứng. Bởi sụn được lấy ra từ chính cơ thể bạn. 

Nguồn sụn sườn thứ 2 ít được sử dụng hơn, đó là sụn sườn hiến tặng. Các hãng y khoa đã xử lý hết các vấn đề về miễn dịch trong sụn hiến tặng, sau đó bán lại cho các trung tâm thẩm mỹ. 

Sử dụng sụn sườn hiến tặng sẽ rút ngắn thời gian phẫu thuật vì tránh được việc phẫu thuật để lấy sụn. Đồng thời, khách hàng tránh được nguy cơ để lại sẹo ở vùng ngực. 

Tuy nhiên xét về độ tốt và an toàn, các bác sĩ thường khuyên khách hàng sử dụng sụn từ chính cơ thể mình. Việc lấy sụn sườn sẽ không đau và gây nguy hiểm nên bạn không cần quá lo lắng. 

Trước khi phẫu thuật lấy sụn, bác sĩ sẽ kiểm tra đánh giá và xác định chính xác khu vực, chiều dài sụn thích hợp; đảm bảo chức năng của lồng ngực hay xương sườn không bị ảnh hưởng.

> Mời bạn xem thêm bài viết: Nâng mũi sụn sườn tự thân – “Cứu tinh” của những chiếc mũi dị ứng chất liệu nhân tạo

Sau khi nâng mũi, sụn sườn có bị co ngót hay teo lại không?

Sụn sườn sẽ không bị teo lại hay co ngót theo thời gian nếu được chiết tách và cấy ghép đúng kỹ thuật vào các vùng có sự nuôi dưỡng tốt (các vùng có mô dày). 

Nâng mũi sụn sườn không bị co ngót theo thời gian

Tùy vào vùng cấy ghép mà sự phát triển hay teo ngót của sụn sườn sẽ khác nhau. Nếu sụn sườn dùng để nâng sống mũi thì sau khoảng 5 – 10 năm sụn sẽ teo ngót 1 phần bởi hệ thống mạch máu và mô da vùng sống mũi rất mỏng, không đáp ứng đủ dưỡng chất để sụn phát triển. Tuy nhiên, tỷ lệ teo ngót chỉ chiếm khoảng 10 – 20%. Con số này không đáng kể nếu bác sĩ tay nghề cao có thể xử lý và tính toán được phần tiêu hao. Chiếc mũi của bạn cũng sẽ không biến dạng vì sự teo ngót rất nhỏ này. 

Nếu sụn sườn được dùng để dựng trụ mũi hay tạo hình đầu mũi chắc chắn sẽ được nuôi dưỡng tốt, không bị teo ngót. Bởi các mô da vùng đầu mũi khá đầy đặn, hệ thống mạch máu phong phú có thể bao trùm và tạo điều kiện để sụn sườn phát triển. 

Bạn Trâm Anh cần lưu ý, nâng mũi sụn sườn là kỹ thuật khó nên bạn hãy chọn lựa địa chỉ nâng mũi cùng bác sĩ dày dặn kinh nghiệm để đảm bảo sụn sườn không bị teo ngót và dáng mũi luôn bền đẹp, tự nhiên.

Nếu còn câu hỏi khác liên quan đến dịch vụ nâng mũi, bạn hãy gửi về hộp thư để bác sĩ tư vấn, chia sẻ nhé. Chúc bạn sớm sở hữu dáng mũi chuẩn đẹp như ý! 

Thẩm mỹ Như Hoa – Bác sĩ Tống Hải

Địa chỉ: Số 24 Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội

Hotline: 0974.06.2222

Đừng quên like và chia sẻ bài viết này cho bạn bè, người thân nếu bạn cảm thấy nó hữu ích.
 

KÊNH LIÊN LẠC VỚI BÁC SĨ TỐNG HẢI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *